SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
I. ĐỌC TIN MỪNG: Ga 20,19-31
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! " Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn.
Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! " Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn.
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! " Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "
Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
II. GỢI Ý SUY NIỆM
THẤY VÀ TIN
Bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật lên niềm tin của một vị Tông Đồ trước và sau khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh. Hình ảnh của thánh Tôma tông đồ phản ảnh mọi thái độ tin của chúng ta ngày hôm nay: Có người đòi thấy mới tin, có người tin vì không thể chối cãi, có người không thấy mà tin.
THẤY VÀ TIN
Bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật lên niềm tin của một vị Tông Đồ trước và sau khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh. Hình ảnh của thánh Tôma tông đồ phản ảnh mọi thái độ tin của chúng ta ngày hôm nay: Có người đòi thấy mới tin, có người tin vì không thể chối cãi, có người không thấy mà tin.
1. Thấy mới tin.
Có thể nói, Tôma trước hết là mẫu người của khoa học thực nghiệm, cái gì cũng phải được thí nghiệm và kiểm chứng. Ông thuộc nhóm những kẻ cứng lòng, dù toàn bộ anh em trong nhóm môn đệ Chúa Giêsu chứng nhận, nhưng ông vẫn không tin. Đối với ông chân lý không phải cái mình chưa thấy, không phải theo số đông, nhưng là một sự mục kích bằng giác quan.
Cái dở của Tôma còn ở chỗ là cả một cộng đoàn đồng môn với mình, ai cũng chứng nhận là đã thấy Thầy sống lại, nhưng Tôma dứt khoát không tin. Như vậy, không những ông không tin Chúa mà còn không tin nhau, ông thuộc tuýp người tự kỷ và sống khép kín với cộng đoàn. Ông không tin ai cả và chỉ tin cái gì “bất đắc dĩ không cãi được nữa”. Một sự dè dặt và luôn sợ sệt người khác lừa mình.
Có lẽ vì những môn đệ khác đã được thấy Chúa; còn Tôma, ông cũng muốn được hân hạnh đó, nếu có thể được. Và hơn nữa, ông muốn có bằng chứng xác thực hơn kiểu cách anh em mô tả. Ông muốn được mắt thấy tay sờ. Tin Mừng mô tả thái độ của ông như vậy để khẳng định rằng: niềm tin của các Tông đồ vào việc Chúa sống lại căn cứ vào những cơ sở thật chắc chắn.
Cách nào đó, chúng ta cũng giống như thánh Tôma xưa, tinh thần khoa học ngày nay làm cho chúng ta đặt lại tất tất cả các vấn đề, phê bình, phân tích, thí nghiệm, kiểm chứng trước khi chấp nhận. Từ đó, trong lãnh vực đức tin chúng ta đòi hỏi phải có những lý lẽ hợp lý, xác thực như những sự kiện của khoa học… để rồi nghi ngờ và thậm chí chối bỏ những chân lý mặc khải đã được Giáo Hội minh định.
Phải thừa nhận, khoa học đem lại nhiều hiểu biết cho nhân loại về vũ trụ quan và nhân sinh quan, đưa ra hàng ngàn khám phá mới có ích cho cuộc sống hôm nay, mà người của năm thế kỷ trước không tưởng tượng ra được hoặc gán cho thần minh. Nhưng khoa học mãi mãi không thể lý giải được cái kết của đời người ở bên kia cái chết, không thể lý giải được những kỳ công trong vũ trụ… Chỉ có đức tin dựa trên mặc khải mới trả lời được những gì bí ẩn mà thôi.
Thật vậy, chân lý khoa học là những gì biết được bằng thí nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi vật chất. Còn chân lý đức tin là những gì thuộc siêu nhiên mà giác quan thể lý không thể mục kích được, mà chỉ biết bằng mặc khải và sự cảm nhận những chân lý khả dĩ đem lại cho con người sự giải thoát. Chân lý đức tin dựa trên uy quyền của Lời Đức Kitô, uy tín của các Tông Đồ và sự minh định của Giáo Hội. Khoa học chỉ có thể biến đổi cái thế giới vật chất bên ngoài, nhưng đức tin sẽ biến đổi cái thế giới tâm linh bên trong của mỗi người chúng ta.
Có thể nói, Tôma trước hết là mẫu người của khoa học thực nghiệm, cái gì cũng phải được thí nghiệm và kiểm chứng. Ông thuộc nhóm những kẻ cứng lòng, dù toàn bộ anh em trong nhóm môn đệ Chúa Giêsu chứng nhận, nhưng ông vẫn không tin. Đối với ông chân lý không phải cái mình chưa thấy, không phải theo số đông, nhưng là một sự mục kích bằng giác quan.
Cái dở của Tôma còn ở chỗ là cả một cộng đoàn đồng môn với mình, ai cũng chứng nhận là đã thấy Thầy sống lại, nhưng Tôma dứt khoát không tin. Như vậy, không những ông không tin Chúa mà còn không tin nhau, ông thuộc tuýp người tự kỷ và sống khép kín với cộng đoàn. Ông không tin ai cả và chỉ tin cái gì “bất đắc dĩ không cãi được nữa”. Một sự dè dặt và luôn sợ sệt người khác lừa mình.
Có lẽ vì những môn đệ khác đã được thấy Chúa; còn Tôma, ông cũng muốn được hân hạnh đó, nếu có thể được. Và hơn nữa, ông muốn có bằng chứng xác thực hơn kiểu cách anh em mô tả. Ông muốn được mắt thấy tay sờ. Tin Mừng mô tả thái độ của ông như vậy để khẳng định rằng: niềm tin của các Tông đồ vào việc Chúa sống lại căn cứ vào những cơ sở thật chắc chắn.
Cách nào đó, chúng ta cũng giống như thánh Tôma xưa, tinh thần khoa học ngày nay làm cho chúng ta đặt lại tất tất cả các vấn đề, phê bình, phân tích, thí nghiệm, kiểm chứng trước khi chấp nhận. Từ đó, trong lãnh vực đức tin chúng ta đòi hỏi phải có những lý lẽ hợp lý, xác thực như những sự kiện của khoa học… để rồi nghi ngờ và thậm chí chối bỏ những chân lý mặc khải đã được Giáo Hội minh định.
Phải thừa nhận, khoa học đem lại nhiều hiểu biết cho nhân loại về vũ trụ quan và nhân sinh quan, đưa ra hàng ngàn khám phá mới có ích cho cuộc sống hôm nay, mà người của năm thế kỷ trước không tưởng tượng ra được hoặc gán cho thần minh. Nhưng khoa học mãi mãi không thể lý giải được cái kết của đời người ở bên kia cái chết, không thể lý giải được những kỳ công trong vũ trụ… Chỉ có đức tin dựa trên mặc khải mới trả lời được những gì bí ẩn mà thôi.
Thật vậy, chân lý khoa học là những gì biết được bằng thí nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi vật chất. Còn chân lý đức tin là những gì thuộc siêu nhiên mà giác quan thể lý không thể mục kích được, mà chỉ biết bằng mặc khải và sự cảm nhận những chân lý khả dĩ đem lại cho con người sự giải thoát. Chân lý đức tin dựa trên uy quyền của Lời Đức Kitô, uy tín của các Tông Đồ và sự minh định của Giáo Hội. Khoa học chỉ có thể biến đổi cái thế giới vật chất bên ngoài, nhưng đức tin sẽ biến đổi cái thế giới tâm linh bên trong của mỗi người chúng ta.
2. Thấy rồi tin.
Tin Mừng kể rằng, khi Chúa Giêsu hiện đến, lần này có Tôma, nhân vật đầu tiên mà Chúa cần nhắc nhở vì sự hoài nghi của ông. Tôma quỳ sụp xuống tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Tất cả mọi nghi ngờ đều tan biến, ông chấp nhận toàn bộ thực tế và nhìn nhận Đức Kitô, người đã chết mà nay lại đang sống. Sự sự hiện diện của Người, một sự hiện diện đầy yêu thương và uy quyền đã củng cố niềm tin và thay đổi hẳn con người Tôma.
Có thể chúng ta không đồng tình với thái độ nghi ngờ Chúa và nghi ngờ anh em của Tôma, nhưng chúng ta phải hoan nghênh lời tuyên xưng đức tin của ông. Giờ đây, khi đã gặp Đấng Phục Sinh, Tôma không còn nhìn thấy một vị Thầy như trước đây sống lại nữa, mà bây giờ ông là người đầu tiên tin Thầy là Thiên Chúa và là Chúa của ông.
Nghĩa là khi đã gặp được Đấng Phục Sinh, Tôma nhận Thầy là Chúa và Thầy là một Thiên Chúa, chứ không đơn thuần là một vị Thầy bình thường nữa. Các môn đệ chỉ kể cho ông nghe đã gặp Thầy sống lại, còn nay Tôma gặp một vị Thiên Chúa và là Chúa của ông. Và nhờ đó mà Tôma hoàn toàn biến đổi, ông không còn là người khép kín tách mình khỏi cộng đoàn nữa, ông tin tưởng đồng môn và cùng với các anh em mình nhận lấy “hơi thở Thần Khí” và sứ vụ đi rao giảng Tin Mừng.
Trong phạm vi đức tin, chúng ta cần tìm tòi, cần đào sâu để có được một đức tin kiên vững. Đó mới chỉ là bước thứ nhất. Bởi vì có đức tin mà thôi chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải sống đức tin. Hay nói một cách khác liệu đức tin có đủ mạnh để làm chuyển biến cuộc đời, cũng như đổi thay chính con người chúng ta hay không? Muốn được như thế, không gì hơn là hãy sống gắn bó và tiếp xúc thân mật với Đức Kitô. Sự tiếp xúc này, ngày xưa đã biến đổi các môn đệ từ những người u mê dốt nát, hèn nhát và sợ sệt trở thành những người thông suốt giáo lý Tin Mừng và nhất là can đảm loan truyền và làm chứng cho Tin Mừng đó.
Chuyện lòng riêng của Tôma cũng là chuyện lòng chung của muôn lòng tín hữu. Từ sự cứng lòng của Tôma, ngày nay người ta hiểu hơn rằng niềm tin không phải là một yếu tố đơn thuần, mà là một tổng hợp giữa ơn thánh và nghị lực con người, trong đó có cộng đoàn và mỗi cá nhân. Chỉ dựa vào ơn thánh, người ta có nguy cơ rơi vào thái độ coi mọi sự là bởi Chúa nên không cần phải đào sâu tìm hiểu nữa. Nhưng nếu chỉ dựa vào lý trí, người ta lại có nguy cơ khác là thái độ muốn giới hạn tri thức về thực tại và tiêu chuẩn của kinh nghiệm khả giác hoặc khả năng suy luận: những gì không hiểu, không đo lường sờ chạm, đều bị chối từ. Nếu chỉ dựa vào cộng đoàn thôi, người ta còn có thêm một nguy cơ nữa là thái độ tiêu cực. Bên ngoài có vẻ ngoan, nhưng thực chất là dấu hiệu của một niềm tin hời hợt.
Tin Mừng kể rằng, khi Chúa Giêsu hiện đến, lần này có Tôma, nhân vật đầu tiên mà Chúa cần nhắc nhở vì sự hoài nghi của ông. Tôma quỳ sụp xuống tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Tất cả mọi nghi ngờ đều tan biến, ông chấp nhận toàn bộ thực tế và nhìn nhận Đức Kitô, người đã chết mà nay lại đang sống. Sự sự hiện diện của Người, một sự hiện diện đầy yêu thương và uy quyền đã củng cố niềm tin và thay đổi hẳn con người Tôma.
Có thể chúng ta không đồng tình với thái độ nghi ngờ Chúa và nghi ngờ anh em của Tôma, nhưng chúng ta phải hoan nghênh lời tuyên xưng đức tin của ông. Giờ đây, khi đã gặp Đấng Phục Sinh, Tôma không còn nhìn thấy một vị Thầy như trước đây sống lại nữa, mà bây giờ ông là người đầu tiên tin Thầy là Thiên Chúa và là Chúa của ông.
Nghĩa là khi đã gặp được Đấng Phục Sinh, Tôma nhận Thầy là Chúa và Thầy là một Thiên Chúa, chứ không đơn thuần là một vị Thầy bình thường nữa. Các môn đệ chỉ kể cho ông nghe đã gặp Thầy sống lại, còn nay Tôma gặp một vị Thiên Chúa và là Chúa của ông. Và nhờ đó mà Tôma hoàn toàn biến đổi, ông không còn là người khép kín tách mình khỏi cộng đoàn nữa, ông tin tưởng đồng môn và cùng với các anh em mình nhận lấy “hơi thở Thần Khí” và sứ vụ đi rao giảng Tin Mừng.
Trong phạm vi đức tin, chúng ta cần tìm tòi, cần đào sâu để có được một đức tin kiên vững. Đó mới chỉ là bước thứ nhất. Bởi vì có đức tin mà thôi chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải sống đức tin. Hay nói một cách khác liệu đức tin có đủ mạnh để làm chuyển biến cuộc đời, cũng như đổi thay chính con người chúng ta hay không? Muốn được như thế, không gì hơn là hãy sống gắn bó và tiếp xúc thân mật với Đức Kitô. Sự tiếp xúc này, ngày xưa đã biến đổi các môn đệ từ những người u mê dốt nát, hèn nhát và sợ sệt trở thành những người thông suốt giáo lý Tin Mừng và nhất là can đảm loan truyền và làm chứng cho Tin Mừng đó.
Chuyện lòng riêng của Tôma cũng là chuyện lòng chung của muôn lòng tín hữu. Từ sự cứng lòng của Tôma, ngày nay người ta hiểu hơn rằng niềm tin không phải là một yếu tố đơn thuần, mà là một tổng hợp giữa ơn thánh và nghị lực con người, trong đó có cộng đoàn và mỗi cá nhân. Chỉ dựa vào ơn thánh, người ta có nguy cơ rơi vào thái độ coi mọi sự là bởi Chúa nên không cần phải đào sâu tìm hiểu nữa. Nhưng nếu chỉ dựa vào lý trí, người ta lại có nguy cơ khác là thái độ muốn giới hạn tri thức về thực tại và tiêu chuẩn của kinh nghiệm khả giác hoặc khả năng suy luận: những gì không hiểu, không đo lường sờ chạm, đều bị chối từ. Nếu chỉ dựa vào cộng đoàn thôi, người ta còn có thêm một nguy cơ nữa là thái độ tiêu cực. Bên ngoài có vẻ ngoan, nhưng thực chất là dấu hiệu của một niềm tin hời hợt.
3. Không thấy mà tin.
Chúa nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!", không thể làm Tôma buồn, vì ông thuộc thế hệ các Tông đồ, những người đã thấy và đã tin. Ai dám bảo thế hệ ấy không có phúc? Chính Chúa đã có lần nói với họ: Phúc cho chúng con vì được xem thấy, nghe thấy bao điều mà các tiên tri vua chúa không được thấy và nghe. Họ có phúc vì đã thấy và đã tin, đang khi có bao kẻ cũng thấy mà không tin. Ðức tin không chỉ căn cứ vào những điều đã thấy. Nên Tôma đã thấy và đã tin, thì đã có phúc rồi. Câu nói kia không nhắm ông nữa, nhưng hướng về độc giả sách Tin Mừng và chúng ta hết thảy. Chúng ta không thuộc thế hệ những người mắt thấy, mà chúng ta tin, thì chúng ta là những người có phúc. Có phúc vì đã được ơn Chúa ban, vì đức tin, cuối cùng, là ơn ban của Chúa.
Phúc thay những người không thấy mà tin Là một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thể trông thấy những thực tại cao cả nhất của Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới đó. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Niềm tin chỉ có thể đạt được kết quả khi có yếu tố quyết định chính là hồng ân Thiên Chúa, như một bao trùm từ khởi sự cho đến hoàn thành. Nguyện vọng của Tôma xem ra ngược ngạo, nhưng đã được Đức Giêsu thanh luyện, để cuối cùng khi dâng lời tuyên tín, cũng là lúc ông được dẫn vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Thay vì phải thấy mới tin, ông nhận ra rằng phải tin mới thấy trọn vẹn: thấy Đấng Phục sinh và con người Giêsu cũng là một, thấy Đấng Phục sinh rốt cuộc là Chúa và là Thiên Chúa của mình, và thấy niềm tin vượt lên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc.
“Phúc thay những người không thấy mà tin”. Lời này như được ngỏ với chúng ta, những người tín hữu Kitô hôm nay mà lòng tin dựa trên chứng từ của các Tông đồ, chứ không dựa vào kinh nghiệm giác quan: sống cách xa biến cố Chúa Phục Sinh gần 2000 năm, chúng ta hãy khiêm tốn lãnh nhận đức tin. Tin nơi Thánh Kinh, tin nơi Giáo Hội, những bảo chứng đáng tin nhất, không còn cách nào khác. Với ơn đức tin, chúng ta có thể gặp Chúa và tiếp cận với Ngài. Đó là một hạnh phúc thật sự.
Con đường của lòng tin chúng ta hôm nay là con đường của lòng mến. Càng yêu mến nhiều, càng tin vững chắc. Và những người có lòng mến Chúa thường không cần phải tin mà mình thấy, bởi:
Chúa nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!", không thể làm Tôma buồn, vì ông thuộc thế hệ các Tông đồ, những người đã thấy và đã tin. Ai dám bảo thế hệ ấy không có phúc? Chính Chúa đã có lần nói với họ: Phúc cho chúng con vì được xem thấy, nghe thấy bao điều mà các tiên tri vua chúa không được thấy và nghe. Họ có phúc vì đã thấy và đã tin, đang khi có bao kẻ cũng thấy mà không tin. Ðức tin không chỉ căn cứ vào những điều đã thấy. Nên Tôma đã thấy và đã tin, thì đã có phúc rồi. Câu nói kia không nhắm ông nữa, nhưng hướng về độc giả sách Tin Mừng và chúng ta hết thảy. Chúng ta không thuộc thế hệ những người mắt thấy, mà chúng ta tin, thì chúng ta là những người có phúc. Có phúc vì đã được ơn Chúa ban, vì đức tin, cuối cùng, là ơn ban của Chúa.
Phúc thay những người không thấy mà tin Là một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thể trông thấy những thực tại cao cả nhất của Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới đó. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Niềm tin chỉ có thể đạt được kết quả khi có yếu tố quyết định chính là hồng ân Thiên Chúa, như một bao trùm từ khởi sự cho đến hoàn thành. Nguyện vọng của Tôma xem ra ngược ngạo, nhưng đã được Đức Giêsu thanh luyện, để cuối cùng khi dâng lời tuyên tín, cũng là lúc ông được dẫn vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Thay vì phải thấy mới tin, ông nhận ra rằng phải tin mới thấy trọn vẹn: thấy Đấng Phục sinh và con người Giêsu cũng là một, thấy Đấng Phục sinh rốt cuộc là Chúa và là Thiên Chúa của mình, và thấy niềm tin vượt lên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc.
“Phúc thay những người không thấy mà tin”. Lời này như được ngỏ với chúng ta, những người tín hữu Kitô hôm nay mà lòng tin dựa trên chứng từ của các Tông đồ, chứ không dựa vào kinh nghiệm giác quan: sống cách xa biến cố Chúa Phục Sinh gần 2000 năm, chúng ta hãy khiêm tốn lãnh nhận đức tin. Tin nơi Thánh Kinh, tin nơi Giáo Hội, những bảo chứng đáng tin nhất, không còn cách nào khác. Với ơn đức tin, chúng ta có thể gặp Chúa và tiếp cận với Ngài. Đó là một hạnh phúc thật sự.
Con đường của lòng tin chúng ta hôm nay là con đường của lòng mến. Càng yêu mến nhiều, càng tin vững chắc. Và những người có lòng mến Chúa thường không cần phải tin mà mình thấy, bởi:
Chính tình yêu hoạ hình Đấng Hằng Hữu,
Là thực tại, nhưng cũng rất cao sâu,
Là hiện sinh, nhưng cũng rất nhiệm mầu,
Không thể nói, nhưng biết bằng cảm nghiệm.
Là thực tại, nhưng cũng rất cao sâu,
Là hiện sinh, nhưng cũng rất nhiệm mầu,
Không thể nói, nhưng biết bằng cảm nghiệm.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con là thế hệ không thấy Chúa bằng mắt phàm, nhưng thấy Chúa bằng sự cảm nghiệm đức tin qua Thánh Kinh, qua các Bí tích và qua Giáo Hội. Chúng con có đức tin nhưng đức tin chúng con còn non kém lắm, nên xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con. Amen.
Hiền Lâm.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét