Tìm kiếm - Search


30 thg 11, 2014

Lời nguyện giáo dân thứ hai tuần I Mùa Vọng

Lời nguyện :

Lạy Chúa Giêsu. Trong mối tương quan với mọi người ở trần thế này, đã nhiều lần chúng con đã tỏ những thái độ hợm hĩnh kiêu căng gây hận thù. Làm cản trở cho Tin Mừng cứu độ của Chúa đến với anh chị em lương dân. Xin giúp chúng con biết từ bỏ tính tự ái kiêu căng gây chia rẽ, để biết quan tâm đến nhau nhiều hơn và cùng nhau đón Chúa đến trong niềm hy vọng ngập tràn bình an.



Gợi ý suy niệm Tin Mừng thứ hai I mùa vọng


THỨ HAI TUẦN I MÙA VỌNG
 BÀI TIN MỪNG: Mt 8,5-11
5 Khi Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin:6 "Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm."7 Người nói: "Chính tôi sẽ đến chữa nó." Viên đại đội trưởng đáp:8 "Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.9 Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi! ", là nó đi, bảo người kia: "Đến! ", là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này! ", là nó làm."10 Nghe vậy, Đức Giê-su ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: "Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế.11 Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời.
 

29 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I mùa Vọng - năm B

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG - NĂM B


Chúa lại đến. Đức Giê-su nói rằng thực tại thần linh này không đến một cách hiển nhiên có thể quan sát được. Một điều chắc chắn là có chung kết lịch sử, nhưng không một ai từ hàng chư thánh, các thiên thần đến loài người được biết về thời gian ngày tận thế.

Phải tỉnh thức luôn - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I mùa Vọng năm B

PHẢI TỈNH THỨC LUÔN 
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, năm B
Mc 13, 33-37



Tôi mới xức dầu và cử hành lễ an táng cho một người ở một khu kinh tế mới. Đúng là kỳ diệu.Đúng là có bàn tay Chúa bởi vì ông Thinh đã có vợ và cả hai ông bà đã sinh được ba cậu con trai tốt lành.Ông đã có dâu và một đứa cháu nội.Thế nhưng hai ông bà đã bỏ nhau 21 năm.

28 thg 11, 2014

Suy niệm Tin Mừng thứ Bảy tuần XXXIV Thường niên A

THỨ BẢY TUẦN 34 TN
 Lc 21,34-36


“Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.” (Lc 21,36)

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Bảy tuần XXXIV Thường niên A

GỢI Ý SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN



I. BÀI TIN MỪNG: Lc 21,34-36

"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em,35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

Tiếng Chúa đang nói - Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần XXXIV Thường niên A

TIẾNG CHÚA ĐANG NÓI
Lc 21,29-33


“Khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Nước Thiên Chúa đã đến gần.” (Lc 21,31)

Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần XXXIV Thường niên A

THỨ SÁU TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN.

I. BÀI TIN MỪNG: Lc 21,29-33
29 Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn: "Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác.30 Khi cây đâm chồi, anh em nhìn thì đủ biết là mùa hè đã đến gần rồi.31 Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.32 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.33 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.

 II. GỢI Ý SUY NIỆM

Ở Việt Nam, cây đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến, hoặc lá vàng rơi cho biết mùa thu đã về. Cũng thế, dân Do-thái có kinh nghiệm khi cây vả đơm chồi thì mùa nóng bắt đầu. Chúa Giêsu dùng hình ảnh kinh nghiệm về chu kỳ thời gian của cây vả để liên tưởng đến thời gian của vũ trụ. Đồng thời, Người cũng so sánh sự mong manh của các thế hệ, so với lời Chúa tồn tại muôn đời. Lối nói về thời gian qua đi và sự tồn tại của Lời Chúa cần hiểu đúng theo quan niệm của Do-thái, ta mới thấy được sứ điệp hôm nay Chúa muốn nói gì:

- Thời gian theo người Do-thái
Không như cách tư duy theo lối Tây Phương, quan niệm thời gian như một thực tại có thể đo lường được bằng đồng hồ hay quyển lịch... Nhưng đối với người Do-thái, biết thời gian không phải là cho nó một thời biểu, mà biết thời gian được nói đến là thời gian nào: Đó là thời gian của tiếng cười hay thời gian khóc lóc, thời gian của hoà bình hay thời gian chiến tranh, thời gian để gieo hay thời gian để gặt…
“Mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
một thời để chào đời, một thời để lìa thế ;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ;
một thời để giữ lại, một thời để vứt đi ;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà” (x. Gv 3,1-8).

Giống như khi nói: “thời gian tốt”, thời gian xấu”, “thời kì tân tiến”, “thời kỳ khó khăn…” có nghĩa là đánh giá những gì xảy ra trong thời gian, đánh giá phẩm tính của kinh nghiệm con người chứa đựng trong đó.
Khi nghĩ đến lịch sử, người ta tìm lại quan niệm lượng số về thời gian. Riêng người Do-thái thời xưa không tự đặt mình vào một chỗ nhất định, mà phối trí các biến cố, địa điểm, các thời đại và thấy mình lưu thông trong đó. Nguyên tố duy nhất và độc nhất của biến cố đối với Do-thái là Thiên Chúa, vì Người là chủ lịch sử, là Đấng tổ chức thời gian: “… Một thời để ăn chay, một thời để nghỉ ngơi (năm Sabat), một thời để phán xét, một thời để cứu rỗi…” Cũng thế, như một đời người, có thời gian lệ thuộc, thời gian để tự lập và thời gian để an dưỡng. Nhưng trong tất cả, Thiên Chúa luôn là chủ vận mệnh.
Đặt trong bối ảnh bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến sự qua đi của thế hệ đương thời, tiên báo về một sự thay đổi toàn diện nước Do-thái sau biến cố xảy ra năm 70, nhưng cũng từ đó Lời Chúa được loan báo và tồn tại cho đến ngày nay.

- Lời Chúa tồn tại muôn đời.
“Thế hệ này qua đi trước khi những điều ấy xảy ra”. Đặt trong bối cảnh chương 21 Tin Mừng Luca nói về Giêrusalem. Đây là lời tiên báo về tương lai gần, chính những người đương thời đã chứng kiến cảnh nước mất nhà tan khi Giêrusalem bị người Rôma san phẳng.
Tuy nhiên, như đã nói, trong chương 21 này, hai sự kiện được lồng ghép với nhau, khi nói về sự sụp đổ của Giêrusalem, thì cũng liên tưởng đến biến cố cánh chung, nghĩa là khi “trời đất này sẽ qua đi”
“Trời đất này sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ không qua đâu”. Câu nói này của Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, nói lên sự mong manh của yếu tố vật chất (trời đất) và sự bền vững của yếu tố tinh thần (Lời Chúa), khẳng định lời Chúa Giêsu nói phải được ứng nghiệm, dù thời gian có biến đổi qua bao thế hệ. Và thật đúng như vậy, trải qua hơn hai ngàn năm rồi, bao thế hệ đã đã qua đi, bao công trình đã sụp đổ và biến đổi, bao nền văn minh đã biến mất, nhưng Lời Chúa thì vẫn trước sau như một, được loan báo và tồn tại. Mỗi ngày Lời Chúa vẫn vang lên trên khắp các giáo đường, nơi mọi gia đình và mọi nẻo đường của các nhà truyền giáo. Thánh Kinh - bản văn Lời Chúa - vẫn có nhiều ấn bản nhất, nhiều người biết nhất và có thời gian phát hành lâu nhất so với tất cả mọi thứ sách vở khác.

Như vậy, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, hai bài học mà Chúa dạy chúng ta là:
• Nhận ra dấu chỉ của thời đại chúng ta đang sống để luôn sẵn sàng chờ đợi Chúa, dù chúng ta đang ở giai đoạn nào của đời người và đời sống, thì vẫn luôn đặt Thiên Chúa là chủ vận mệnh của cuộc đời và cuộc sống chúng ta.
• Tin vào lời Chúa và yêu mến Lời Chúa, vì rồi tất cả sẽ qua đi, nhưng lời Chúa hứa với chúng ta sẽ không bao giờ mai một. Bởi Lời Chúa là sự thật, Thiên Chúa không thể dối trá vì người là Đấng Chân Thật. Hơn nữa, mọi lời Thánh Kinh đều được Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý linh hứng, nên sống theo Lời Chúa sẽ giúp chúng ta không bị sai lầm trong mọi lựa chọn của cuộc sống.

Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con ý thức sự mong manh chóng qua của thế giới vật chất, để chúng con biết xác định và chọn lựa Chúa mới là vĩnh cửu và cùng đích của thế giới và của kiếp người. Amen.

Hiền Lâm.


26 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Năm tuần XXXIV Thường niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN.

I. BÀI TIN MỪNG: Lc 21,20-28


20 "Khi anh em thấy thành Giê-ru-sa-lem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành.21 Bấy giờ, ai ở miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành.22 Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm.23 Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó!"Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này.

Tin Mừng Thứ Tư tuần XXXIV Thường niên

TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN
Lc 21, 12-19


"Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy, nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hãy ghi nhớ điều này trong lòng là chớ lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. Vì chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con.
"Cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết chết. Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con cũng sẽ giữ được linh hồn các con".
Đó là lời Chúa.



Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Tư tuần XXXIV Thường Niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN.
Lc 21,12-19

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu báo trước sự bách hại sẽ xảy đến cho các Kitô hữu, đồng thời Chúa cũng hứa ban Thánh Thần cho những ai can đảm tuyên xưng niềm tin vào Chúa.


23 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM




THỨ HAI TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN

Ngày 24/11 - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

I. BÀI TIN MỪNG: Lc 9,23-26
23 Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.24Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?26Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.

Suy niệm Tin Mừng lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

“Tin đạo chứ không tin người có đạo”. Câu nói này tôi đã nghe nhiều người nói. Nhưng đáng tiếc không phải là những người ngoại đạo nói mà là những người có đạo nói.

22 thg 11, 2014

Lời nguyện Giáo dân lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
LỂ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Chủ tế:  

Anh chị em thân mến,
Đức Giêsu Kitô là Vua toàn thể vũ trụ. Người xuống thế để hiến thân phục vụ đem tình thương và an bình đến cho mọi người. Với lòng cảm tạ tri ân vì được sống dưới triều đại Người, chúng ta cùng cầu xin.

Lời nguyện Giáo dân lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta cầu xin Chúa cho Vương Quốc của Ngài được triển nở giữa chúng ta là thân dân trong Vương Quốc của Ngài.

Nước của Đức Giêsu thuộc chốn nào? - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua

NƯỚC CỦA ĐỨC GIÊSU Ở CHỐN NÀO?
(CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A – LỄ CHÚA KITÔ VUA)



Ngày nay trên thế giới, rất ít nước còn chế độ quân chủ, vì thế, chỉ còn đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Ấy vậy mà đạo Công Giáo hằng năm lại mừng lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ! Tại sao vậy? Và, Đức Giêsu làm Vua như thế nào? Chúng ta có thuộc về dân trong đất nước của Ngài không?

  1. Vị Vua Lạ Lùng

Mỗi khi mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về Đức Giêsu như là điểm quy chiếu, như cái tâm trong vòng tròn; như cùng đích của con người. Bởi vì Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Ngài là khởi đầu và cùng đích, là Anpha và Ômêga. Là Chủ Vũ Trụ; là Vua các vua, Chúa các chúa. Ngài làm Vua trong sự toàn thiện, hoàn mỹ.

Tuy nhiên, khi nói đến Đức Giêsu là Vua, chúng ta thấy Ngài là một vị Vua không như các vua chúa trần gian! Ngài là Vua, nhưng là một vị lạ lùng!

Lạ lùng lúc sinh ra trong cảnh nghèo nàn. Rong ruổi bôn ba khắp ngả đường. Đến nỗi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Không thành quách, cung điện ngọc ngà.

Khi tổ chức vương triều thì lại không binh lính, cũng chẳng có kẻ hầu người hạ, lại càng không dùng vũ khí, sử dụng quyền lực, binh đao.

Ngược lại, cung điện lại được đặt trong lòng mỗi con dân. Thành quách là sự liên đới. Lãnh đạo bằng tình yêu và tha thứ. Luôn phục vụ người khác thay vì được người khác phục vụ mình.

Nhưng có lẽ điều làm cho người ta chú ý nhất đến vị vua hy hữu có một không hai này chính là: khi được mọi người tôn vinh làm vua thì không muốn, nên tìm cách trốn tránh. Đến khi mọi người thù ghét, bôi nhọ, bêu dếu, chẳng ai bênh vực, đỡ nâng và không ai muốn trao Vương Quốc cho mình thì lại khẳng khái tuyên bố mình là Vua và đến thế gian này chỉ vì một mục đích là làm chứng cho sự thật (x. Ga 18, 36).

Tuy nhiên, ngược đời ở chỗ: Nước của Vị Vua ấy lại “không bao giờ cùng” “vô biên cương”, “không ranh giới” “không thuộc thế gian này”.

Trong nước ấy, chỉ có sự thật, công lý, bình an và tình yêu ngự trị. Thần dân là tất cả những ai thuộc về đặc tính trên (x. Ga 18, 36).

Tất cả những điều lạ lùng đó, Đức Giêsu muốn mặc khải cho chúng ta biết: Ngài là Vua sự thật; đồng thời, Ngài mời gọi chúng ta đứng về phía sự thật để được gia nhập đoàn dân của những người yêu mến công lý.

  1. Vua Sự Thật

Sự thật mà Đức Giêsu mang đến và mời gọi là gì? Thưa, đó là: mặc khải cho nhân loại biết sự thật, một sự thật được xây dựng trên tình yêu. Vì thế, Ngài đã chấp nhận đánh đổi ngay cả mạng sống của mình để biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại.

Thật vậy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Khi Ngài đến, Ngài đã yêu thương họ đến cùng và chấp nhận đánh đổi chính cái chết trên thập giá để làm chứng cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi, nghèo khó, bị áp bức, bóc lột... Vì tình yêu không giới hạn và vô biên, nên Đức Giêsu đã gọi những người đó là bạn hữu và chấp nhận chết cho bạn hữu của mình được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,7-10; 15, 9-15). Quả thật: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13)

Sự thật ấy nhằm diễn tả đặc tính của tình yêu  trong một Vương Quốc khác chứ không phải nơi trần gian.

Điều này đã được Đức Giêsu đã nói trước quan toàn quyền Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" (Ga 18, 36).

Vì thế, vinh hoa, phú quý, sung túc, sang giàu, quyền lực và ngay cả sự sống trần gian này chẳng đáng gì đối với sự sống vĩnh cửu trong Nước của Chúa.

Và, như một sự tất yếu, muốn vào được vương quốc của Chúa, phải biết từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống nữa.
  1. Sống sứ điệp Lời Chúa

Trong thời đại hôm nay, việc sống chứng nhân cho sự thật không phải là chuyện dễ! Lại càng khó hơn nữa khi trong một xã hội tình yêu luôn bị đánh cắp, nghi ngờ và bị lợi dụng!

Bởi vì:người ngay thẳng, trung thực thì thường thua thiệt, và bị coi là ngu dốt, còn kẻ gian dối lại được coi là khôn ngoan... Sống man trá mà thành công thì thì được tưởng thưởng, còn vì sự thật mà bị thất bại thì bị khiển trách...

Đứng trước một xã hội như thế, hẳn sống đời chứng nhân cho Chúa quả là khó! Tuy nhiên, dù khó, chúng ta vẫn phải thi hành vì đây là hành vi mang tính quyết định thuộc về hay khước từ... Khi sống như thế, ấy là lúc chúng ta chấp nhận lội ngược dòng để làm chứng cho sự thật và tình yêu của Thiên Chúa trong bối cảnh hiện nay.

Thật vậy, ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi người được trở thành thần dân của Đức Giêsu và trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, đồng thời được mời gọi sống đặc tính của Nước ấy trong cuộc sống đời thường của mình. Vì thế, hẳn chúng ta phải mặc lấy Ngài và những tâm tình của Ngài như: từ bi, nhân hậu, hiền lành, nhẫn nại, bao dung, chết đi cho tính xác thịt, ý riêng và ra khỏi chính mình, từ bỏ tính kiêu ngạo, hóng hách để cúi xuống rửa chân cho cả kẻ thù. Sẵn sàng yêu thương, làm phúc cho kẻ đói ăn, khát uống. Nâng đỡ những người thấp cổ bé họng, chân yếu tay mềm, nhân phẩm bị trà đạp...

Quyết tâm đứng lên để bảo vệ những người không có tiếng nói... Chấp nhận vì sự thật mà bị bách hại, vu khống đủ điều xấu xa.

Nếu thế gian chống đối lại sự thật, vì sự thật làm cho họ thua thiệt, thì chúng ta, không bao giờ được thỏa hiệp với bất công dù dưới bất kỳ hình thức hay nhãn giới nào...

Khi làm chứng cho Đức Giêsu trong sự thật như thế, hẳn chúng ta sẽ không thể thoát được số phận phải chết như Thầy của mình, tuy nhiên: "... can đảm lênThầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Thật thế, chỉ trong sự thật, chúng ta mới được vào Nước Trời và được Đức Giêsu tuyên bố nhận chúng ta trước mặt Chúa Cha và Triều Thần Thiên Quốc: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta" (Mt 25, 34-37).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Vua Vũ Trụ, xin cho con được yêu mến và ham thích đường lối sự thật và tình yêu của Chúa, đồng thời biết chia cơm sẻ bánh cho người nghèo khổ.

Ước gì khi làm những điều đó trong lòng mến, chúng con sẽ được vào Vương Quốc của tình yêu và sự thật để được sống đời đời. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển

Suy tôn Vua Giêsu Khải hoàn - Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ

SUY NIỆM TIN MỪNG CN 34 a TN -  ( Mt 25, 31- 46) 
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
SUY TÔN VUA GIÊSU KHẢI HOÀN

Tin Mừng Lễ Chúa Giêsu- Kitô Vua vũ trụ năm A hôm nay, là một đoạn Tin Mừng được thánh Matthêu ghi lại về chính Lời của Chúa Giêsu về ngày phán xét chung. Vâng, kính thưa quý vị, thưa các bạn. Đoạn Tin Mừng hôm nay, có thể nói là đoạn Tin Mừng mặc khải về ngày phán xét. Đây có thể nói là đoạn Tin Mừng mà Chúa Giêsu mặc khải rõ nhất về VƯƠNG QUYỀN của Người. Điều nầy cũng có thể hiểu về “THIÊN ĐÀNG”. Theo đó, chúng ta có thể hiểu “thiên đàng” chính là “VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU “. Nơi , mà ”ĐƯỜNG LỐI “ HAY “ KẾ HOẠCH “ của Thiên Chúa được thể hiện , hay hoàn tất.

Để suy tôn vương quyền của Chúa Giêsu - Gợi ý Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ trụ

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Ed 34,11-12.15-17; 1 Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46
ĐỂ SUY TÔN VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 25,31-46.

(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. (34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (35) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.(37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. (38) Có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc ? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu ?” (40) Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”. (41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn. Ta khát, các ngươi đã không cho uống. (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc. Ta đau yếu hay ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.

2. Ý CHÍNH:

Vào ngày tận thế, sau khi các thiên thần tập họp mọi người đã chết được sống lại, Vua Giê-su sẽ ngự đến lần thứ hai trong uy quyền và vinh quang. Người sẽ trở thành thẩm phán để phán xét chung mọi người (31), dựa trên cách họ đã ứng xử với Người đang hiện thân nơi những người nghèo đói, bệnh tật và đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn (40.45).

3. CHÚ THÍCH:

- C 31: + Khi Con Người đến trong vinh quang của Người: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến trần gian 2 lần: Lần thứ nhất cách đây hơn 2000 năm tại nước Do thái để thiết lập Nước Trời. Người mở ra con đường lên trời là đường mến Chúa yêu người (x Mc 8,34). Người truyền cho các môn đệ loan báo Tin Mừng khắp thế gian. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh ở trần gian và là Thiên Đàng đời sau. Ngườicũng hứa sẽ đến lần thứ hai để làm Vua Thẩm Phán (x Mt 16,27), thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ (x Mt 25,31-32).

- C 32-33: + Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái: Bấy giờ Đức Giê-su như người Mục Tử sẽ phân chia muôn dân thành hai lọai người là “chiên và dê”. Chiên và dê là hai lòai vật giống nhau. Nhưng đặc tính của con chiên là hiền lành, còn đặc tính của con dê là hay phá phách chuồng trại. Về amawtj kinh tế, chiên có giá trị hơn dê nhờ có bộ lông dầy được thợ cắt xén từng thời kỳ. Lông chiên được dùng làm len, được đan thành áo ấm.

- C 34: + Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha ta chúc phúc…: Những người được xếp bên phải là những tín hữu sống theo “Tám Mối Phúc thật” (x. Mt 5,1-12), thực hành bác ái phục vụ Chúa hiện thân trong những người đau khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36). Còn những người bên trái tượng trưng những kẻ vô tín, thể hiện qua thái độ làm ngơ trước những người đau khổ bất hạnh của tha nhân (x Mt 25,41-45).

4. CÂU HỎI: 1) Theo Tân Ước, Đức Giê-su đến trần gian mấy lần ? Mục đích đến mỗi lần là gì ? 2) Trong ngày tận thế khi đến lần thứ hai, Đức Giê-su sẽ phân chia lòai người thành hai lọai là những lọai nào ? Số phận những người loại “chiên” khác với những kẻ loại “dê” thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi đã không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NẾU TÔI BIẾT LÀ NGÀI…

NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA (Nelson Mandela) là Tổng thông da đen đầu tiên tại một đất nước nổi tiếng về tệ nạn “phân biệt chủng tộc” là Nam Phi. Khi còn là một thanh niên, Men-đơ-la đã là lãnh tụ của đảng có tên “Quốc hội Châu Phi” (ANC) đã bị nhà cầm quyền cấm họat động. Vì đang ở trong thời kỳ đấu tranh giành quyền lực với đảng cầm quyền, nên NEN-SÂN buộc phải cải trang để hoạt động bằng cách ăn mặc và hóa trang thành nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông tin rằng khi hóa trang như thế, người ta sẽ không nhận ra ông, để ông có thể đi nhiều nơi trong nước.

Lần kia, khi đi dự một cuộc họp kín tại một vùng quê nghèo là GIO-HAN-NÉT-BỚC (Johannesberg), do một linh mục sắp xếp để NEN-SÂN nói chuyện về cách mạng với một số thanh niên Công giáo. Khi ông đến nơi, người phụ nữ giữ cửa thấy cách ăn mặc lôi thôi đã không nhận ra và từ chối mở cửa với lý do: “Ở đây không có chỗ cho lọai người như ông”. Nói xong chị ta đóng sầm cửa lại trước mặt ông. Nhưng sau khi được biết người mới đến kia là ai, chị ta đã vội quay lại nói với ông: ”Xin lỗi ngài về sự thất kính của tôi khi nãy, vì tôi đã không nhận ra ngài. Nếu như tôi biết đó là ngài, thì tôi đã mở rộng cửa ra đón và phục vụ ngài chu đáo rồi”.

Tuy nhiên, dù ông đã cố giả dạng trở thành nhiều người khác, nhưng vẫn có người nhận ra ông. Một hôm, khi ông giả dạng làm một người tài xế ở Gio-han-nét-bớc dừng xe đón khách ở một góc phố, ông mặc áo khoác bụi bặm và đội một chiếc mũ nhàu nát, thì bỗng thấy một viên cảnh sát xuất hiện. Ông nhìn quanh để tìm cách thoát thân. Nhưng rất may khi viên cảnh sát kia lại mỉm cười và lén đưa tay lên chào theo kiểu ANC, rồi bước theo một hướng khác. Những chuyện như vậy xảy ra nhiều lần, và NEN-SÂN cũng tạm yên tâm vì biết rằng có nhiều người Châu Phi đang ủng hộ con đường đấu tranh chống tệ nạn phân biệt chủng tộc của ông. Cuối cùng sau khi bị bắt ở tù nhiều năm, MÊN-ĐƠ-LA đã được trả tự do và đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng để trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Hôm nay Chúa Giê-su cũng đang ẩn mình dưới nhiều hạng người đau khổ bất hạnh. Vậy bạn có nhận ra Chúa và ân cần phục vụ Người cách chu đáo không ?

2) SUY TÔN VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU:

Giữa công trường Thánh Phêrô ở La Mã có một ngọn tháp cao chót vót mang một cây Thánh giá vươn lên giữa trời xanh. Ngọn tháp có từ đời Hoàng đế Ca-li-gu-la, được đưa về dựng giữa công trường năm 1586. Trên ngọn tháp có khắc ba câu như sau:

Christus vincit: Chúa Kitô toàn thắng.
Christus regnat:  Chúa Kitô hiển trị.
Christus imperat: Chúa Kitô thống quản.

Ngày nay, trong Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, Hội thánh tôn vinh Chúa Giê-su Con Thiên Chúa chính là Vua của toàn thể vũ trụ. Người cũng là Vua lòng của mỗi tín hữu chúng ta.

3. SUY NIỆM:

Hôm nay là Chúa nhật cuối năm Phụng vụ, Hội thánh mừng lề Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ để nhắc nhở cho mọi người hãy suy tôn, phục vụ và đi theo Người, đồng thời phải chuẩn bị đón Chúa sẽ đến trong ngày tận thế với tư cách là vị Vua Thẩm phán xét xử kẻ sống và kẻ chết. Đức Giáo hòang Piô  XI đã thiết lập lễ Ki-tô Vua vào ngày 11.12.1925 trong bầu khí tạ ơn và hân hoan mừng Năm thánh 1925. Sở dĩ Đức Thánh Cha thiết lập lễ này vì vào thập niên đầu thế kỷ 20, thế giới phải đối diện với trào lưu tục hóa và các chủ thuyết vô thần. Về phía Giáo hội, qua việc mừng kính tước hiệu Vua của Chúa Giê-su, Hội thánh tuyên xưng vương quyền của Người trên mọi người, mọi gia đình, mọi xã hội và dân tộc trên thế giới.
          
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA :

- Sau phép lạ bánh ra nhiều, dân chúng phấn khởi muốn tôn Đức Giê-su lên làm vua Thiên Sai. Nhưng Người đã lẩn tránh vì Người không đến để làm ông vua thế tục như dân Do thái đang mong đợi. Người chỉ nhận mình là Vua khi đứng trước toà án của quan Tổng Trấn Phi-la-tô. Ông ta hỏi Đức Giê-su: “Ông là vua dân Do thái sao?” Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu, không để tôi bị nộp cho người Do thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này” Ông Phi-la-tô liền hỏi: Vậy ông là vua sao ?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: Đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,33-36).

- Ngoài ra, Phi-la-tô khi tuyên án tử hình thập giá cho Đức Giê-su, ông còn truyền viết tấm bảng gắn phía trên đầu Người hàng chữ I.N.R.I. viết tắt của câu tiếng La tinh nghĩa là “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái”. Qua đó ông ta công nhận Đức Giê-su là Vua, mà ngai vàng của Người là cây thập giá. Từ trên cao, Người giang hai tay ra như để ôm lấy dân Người. Người công bố quyết định miễn xá tội cho các tù nhân qua lời cầu xin với Chúa Cha: ”Lạy Cha, xin tha cho họ, Vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đức Giê-su đã tha thứ cho người gian phi có lòng sám hối: “Tôi bảo thật anh: hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).

2) VƯƠNG QUỐC CỦA VUA GIÊ-SU:

- Vương quốc của Đức Giê-su thiêng liêng:

Nghĩa là không thuộc về thế gian vì không có lãnh thổ, không có quân đội, không biên giới và tồn tại mãi mãi như trong kinh tin kính: ”Nuớc Người sẽ không bao giờ cùng”.

- Vương quốc ấy là Hội Thánh hôm nay và Thiên Đáng mai sau:

Mỗi tín hữu chúng ta có bổn phận gia nhập làm thần dân của Vương quốc Nước Trời và có bổn phận làm cho Vương quốc ấy ngày một lan rộng, như kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyên Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”.

- Bồn phận của các tín hữu:

Mỗi người phải làm thế nào để mời Chúa Giê-su đến làm chủ tâm hồn mình, bằng việc năng cầu nguyện với Chúa, tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn công giáo tiên hành, để nhờ suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện xin ơn Thánh Thần giúp thánh hóa bản thân, tích cực góp phần cải thiện môi trường xã hội mình đang sống và thực hành các công tác tông đồ bác ái, để Vương quyền của Chúa Giê-su cũng được nhiều người tin nhận.

3) ĐỨC GIÊSU LÀ VUA MỤC TỬ:

- Đức Giêsu là Vua Mục Tử:

nhưng không giống như các ông vua trần gian, mà là ông Vua Mục tử nhân lành như sấm ngôn của ngôn sứ Ê-dê-ki-en: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trên đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Ít-ra-en. Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất Ta sẽ đi tìm, con nào đi lạc Ta sẽ đưa về. Con nào bị thương Ta sẽ băng bó, Con nào bệnh tật Ta sẽ làm cho mạnh. Con nào béo mập, con nào khỏe mạnh. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm, con nào đi lạc Ta sẽ đưa về, con nào mạnh con nào béo mập Ta se canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,15-16).  

- Đức Giêsu là Vua Thiên Sai:

Người tuy là Thiên Chúa, nhưng đã khiên hạ vâng phục ý Chúa Cha để sẵn sàng hiến thân chịu chết trên cây thập giá hầu cứu chuộc muôn dân, đưa họ về làm con Thiên Chúa trong nước Trời hằng sống. Thánh Phao-lô đã ca tụng Đức Giê-su Vua như sau: ” Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đát, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,10-12).

- Vương quốc là Vương quốc tình thương:

Đặc điểm của công dân trong nước Trời là đón nhận mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo đói, bất hạnh, bệnh tật, tội lỗi... Chính Đức Kitô Vua Mục tử, cũng tự đồng hóa mình với những kẻ bé mọn này và mời gọi các thần dân của Người phải thể hiện đức Tin bằng việc thực thi đức Cậy và đức Mến như sau:”Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tiêu chuẩn để xác định một người thuộc Vương quốc của Người là những hành động yêu thương khiêm nhường phục vụ như: quan tâm để chía sẻ tinh thần vật chất, thăm viếng để an ủi và chia sẻ với những người nghèo hèn và bị bỏ rơi.

4) CHUẦN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN THẾ NÀO ? :

- Sẵn sàng đón Chúa đến cách bất ngờ:

Mối ngày luôn ý thức Chúa sẽ đến với mỗi người chúng ta vào giờ chết cách bất ngờ. Do đó chúng ta cần ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa đến như người đầy tớ canh thức chờ chủ đi ăn cưới về lúc đêm khuya. Cần chuẩn bị cây đèn đức tin chứa sẵn dầu ân sủng nhờ việc năng cầu nguyện suy niệm Lời Chúa và lãnh nhận các phép bí tích như xưng tội và rước lễ mỗi ngày. Nhờ đó chúng ta sẽ có một cái nhìn đức tin để thấy Chúa Giê-su đang hiện thân nơi những người đau khổ bất hạnh, rồi tận tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa Giê-su.

- Sống yêu thương noi gương Mẹ Tê-rê-sa:

Khi còn sống, nữ tu Tê-rê-sa Can-quýt-ta (Therese Cancutta) rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay về việc Chúa Giê-su sẽ đến làm Vua Thẩm Phán để ban thưởng kẻ lành và phạt kẻ gian ác. Mẹ luôn bị những người đau khổ và bất hạnh lôi cuốn sự quan tâm. Dưới mắt mẹ Tê-rê-sa, những người này không những đáng thương, mà còn là hiện thân của Đức Giê-su đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên cây thập giá. Nơi mẹ, tình yêu Đức Giê-su và tình thương đối với những người bất hạnh luôn hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa nhiều bao nhiêu thì mẹ lại càng yêu thương các người bệnh tật và đau khổ bấy nhiêu. Mẹ thường khuyên các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Đức Giê-su trong mỗi con người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ có đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.

4. THẢO LUẬN: Một giáo sư đại học ở Chi-ca-gô Hoa Kỳ đã đặt cho các sinh viên câu hỏi sau đây: “Bạn hãy cho biết: Gần đây nhất, bạn đã giúp đỡ cụ thể cho một người nào đang cần trợ giúp không ?” Đây là một câu hỏi quan trọng mà mỗi buổi tối chúng ta cần phải tự hỏi mình, rồi ăn năn sám hối và quyết tâm sống tình bác ái yêu thương là điều kiện để sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU, Vua vũ trụ. Nếu Chúa thật sự là Vua của hơn một tỉ người Công giáo, thì thế giới chúng con đang sống đã biến thành thiên đàng từ lâu rồi. Chúng con chưa làm dậy men cho khối bột xã hội không phải vì số lượng men còn ít, cho bằng vì men Tin Yêu nơi chúng con đã bị quá “đát”, bị chai lì và mất phẩm chất rồi. Chúng con phải gánh chịu trách nhiệm về tình trạng sự dữ đang tràn lan khắp nơi, mà trong đó một phần là do lỗi của chúng con. Chúng con chỉ biết khoanh tay kêu cầu cho Nước Chúa mau đến, nhưng lại không tích cực làm cho Nước ấy sớm hình thành và phát triển từ nơi bản thân ra đến môi trường sống chung quanh.

- LẠY CHÚA. Nhiều lần con đã tự biện hộ về những thiếu sót bổn phận khi nói rằng: “Lực bất tòng tâm: Làm sao tôi có thể vào trong tù để thăm nuôi tù nhân ? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ tùy thân vào ở trọ trong nhà ? Tôi lấy đâu ra tiền để có thể chăm sóc những bệnh nhân bị AIDS hay phong cùi ? …” Lạy Chúa, nếu con cứ lý luận như thế thì chắc con sẽ không làm gì hết. Nhưng có biết bao công việc đang trong tầm tay của chúng con như: giúp đỡ tiền bạc cho một người cơ nhỡ, làm biển báo nguy bị sụt cống trên đường, giới thiệu Chúa cho một người lương đang tìm kiếm Chúa… Và còn biết bao những việc khác tương tự... Xin cho con biết luôn quan tâm tới người bên cạnh, và sẵn sàng chia sẻ tình thương với họ, hầu xứng đáng trở nên môn đệ thực sự của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Lm. Đan Vinh - HHTM

Vua muôn vua - Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ


VUA MUÔN VUA
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 25, 31-46


Thế giới này còn một số giữ lại chức vị Vua. Tuy nhiên, Vua chỉ đứng cho có vì bởi vì thực quyền vẫn là Tổng Thống hay Thủ Tướng. Chúa Giêsu được tung hô là Vua nhưng là Vua vũ trụ loài người theo mặt thiêng liêng.

Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ - Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua

CHÚA GIÊSU, VUA VŨ TRỤ
GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 25, 31-46
LỄ CHÚA GIÊSU LÀ VUA


Năm phụng vụ bao giờ cũng kết thúc bằng lễ Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ. Bởi vì, năm Phụng vụ trình bầy xuyên suốt cho chúng ta hiểu về lịch sử ơn cứu độ từ ngày Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, tạo dựng con người cho đến khi Ngài hoàn tất Vương quyền của Ngài trong Đức Giêsu Kitô. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mô tả cho các môn đệ, cho chúng ta về ngày Cánh Chung. Chúa sẽ ngự trị trong vinh quang.Muôn dân sẽ qui tụ chung quanh Ngài. Ngài sẽ tách biệt kẻ lành, người dữ…Chúa là Vua tình yêu, Ngài sẽ xét xử nhân loại theo lẽ công minh của Ngài…

20 thg 11, 2014

Suy niệm Tin Mừng thứ Năm tuần XXXIII Thường Niên A

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ  NĂM TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN A
 
Một buổi trưa hè nóng bức, Thánh Phanxicô Assisi sau khi đi đường mệt nhọc đã tìm được một chỗ nghỉ chân rất thoải mái. Chỗ đó là dưới một gốc cây có bóng mát, bên dưới là một dòng nước trong lành chảy qua. Thánh nhân rửa tay, rửa mặt xong liền ngả mình dưới bóng cây. Bỗng dưng người bật khóc. Vì người nghĩ : từ không biết bao đời, Chúa đã biết hôm nay mình đến đây, Chúa biết mình mệt, cho nên Chúa đã đặt sẵn ở đây một bóng mát và một dòng suối để cho mình nghỉ ngơi.

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Năm tuần XXXIII Thường Niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN 


Thiên Chúa ban cho ta ơn đức tin qua Hội Thánh, chúng ta cần làm cho đức tin lớn mạnh qua việc thực thi đức ái Kitô Giáo, chứ không phải cứ lấy lý do “đạo tại tâm” rồi không làm gì cả.


17 thg 11, 2014

Ánh sáng đức tin - Suy niệm Tin Mừng thứ Hai tuần XXXIII Thường Niên

ÁNH SÁNG ĐỨC TIN
(Kh 1, 1-4; 2, 1-5a; Lc 18, 35-43)

Có một câu chuyện kể về hai người đàn bà điếc: buổi sáng nọ, một trong hai bà hỏi người kia rằng: “Chị đi chợ à?”, vì điếc, nên không hề nghe thấy người kia hỏi gì, chỉ nhìn miệng và đoán ý mà thôi. Tuy nhiên, người này đã đoán đúng ý và đáp lại: “Vâng! Em đi chợ”. Bà kia thốt lên: “Thế mà em cứ tưởng là chị đi chợ!”. Câu chuyện thật buồn cười, nhưng đây là cuộc sống thực của những người điếc nói chuyện với nhau.

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Hai tuần XXXIII Thường Niên

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

I. BÀI TIN MỪNG: Lc 18,35-43
35 Khi Đức Giê-su gần đến Giê-ri-khô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường.36 Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì.37 Họ báo cho anh biết là Đức Giê-su Na-da-rét đang đi qua đó.38 Anh liền kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! "

15 thg 11, 2014

Tử đạo trong thế kỉ 21 - Suy niệm Tin Mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam

TỬ ĐẠO TRONG THẾ KỶ 21
(LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - 2014)


Hôm nay, chúng ta hân hoan mừng kính trọng thể lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài là cha ông, tổ tiên của chúng ta.
Khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta được mời gọi noi gương các ngài để can đảm sống chứng nhân đức tin giữa lòng đời trong bối cảnh hôm nay.

Lời nguyện Giáo dân lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Giờ đây chúng ta dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa vạn năng, qua sự chuyển cầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Trung thành với đức tin - Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

TRUNG THÀNH VỚI ĐỨC TIN

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 19.6.1988 tại Rôma, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh, gồm 96 người Việt Nam và 21 vị thừa sai ngoại quốc.Đây là con số tiêu biểu cho hơn 100 ngàn Vị Tử Đạo trong thời gian 300 năm Giáo Hội bị bách hại

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy tuần XXXII Thường Niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN


Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu nguyện đối với người Công Giáo, chính là thể hiện niềm tin, phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện, đồng thời Người dạy mỗi chúng ta hãy kiên trì và trung thành khi cầu nguyện.

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy tuần XXXII Thường Niên A

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN A
    “Có công mài sắt có ngày nên kim” hay “Nước chảy đá mòn”. Đây là kinh nghiệm xương máu mà cha ông ta đã truyền lại, để dạy cho con cháu biết kiên trì, nhẫn nại trong mọi công việc. Cũng vậy trong đời sống đức tin, Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện, cho dù Thiên Chúa tỏ ra chậm trễ hoặc giả điếc làm ngơ.

14 thg 11, 2014

Tỉnh thức trong niềm vui - Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu tuần XXXII Thường Niên A

TỈNH THỨC TRONG NIỀM VUI
(2 Ga 4-9; Lc 17, 26-37)

Mỗi khi nói đến ngày chung thẩm, ngày Chúa đến với mọi người, ngày phán xét, hẳn đã làm cho nhiều người lo sợ. Lo sợ vì họ đang sống trong cảnh sa đọa, nên ngày đó đến, họ sẽ gặp phải sự bất hạnh. Nhưng ngược lại, nhiều người lại hân hoan vui mừng. Tại sao vậy? Thưa những người vui mừng chính là họ đang sống hết mình với Chúa, với tha nhân: dám hy sinh tất cả dù phải mất cả mạng sống mình.

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần XXXII Thường Niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN
Lc 17, 26-37


Những ngày cuối năm Phụng Vụ, Giáo Hội cho đọc những bài Tin Mừng liên quan đến việc Chúa Giêsu quang lâm và kêu gọi mọi người sẵn sàng tỉnh thức. Toàn cảnh Bài Tin Mừng hôm nay đặc biệt nhấn mạnh đến hình ảnh cuộc quang lâm đầy tính bất ngờ và việc được cứu vớt hay bị tiêu diệt.

13 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Thứ Năm tuần XXXII Thường Niên A

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

Tất cả cuộc sống của mình, tất cả những gì mình làm được, con người chỉ có thể và dâng lên Thiên Chúa như một đáp đền và phó thác.

Hãy sám hối để gặp được Chúa - Suy niệm Tin Mừng Thứ Năm tuần XXXII Thường Niên A

HÃY SÁM HỐI ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA
(Plm 7-20; Lc 17, 20-25)

Trong một lớp giáo lý dự tòng cho người lớn tuổi, một hôm, thầy giáo lý viên hỏi mọi người rằng: “Tại sao lại theo đạo Công Giáo?”. Lúc đó, có một chị đã trả lời: “Con theo đạo để xin Chúa cho con khỏi đau khổ, bệnh tật...!”.

11 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba tuần XXXII Thường Niên A

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

Tất cả cuộc sống của mình, tất cả những gì mình làm được, con người chỉ có thể và dâng lên Thiên Chúa như một đáp đền và phó thác.

10 thg 11, 2014

Đến để phục vụ - Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba tuần XXXII Thường Niên A

THỨ BA TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN
ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
(Tt 2, 1-8. 11-14; Lc 17, 7-10)

Qua những nguồn tin trên các trang mạng, chúng ta thấy: Đức Thánh Cha Phanxicô đang được cả thế giới tôn vinh và khen ngợi. Nhân loại ca ngợi ngài không phải ở khả năng tri thức vượt trội, cũng không phải vì những triết thuyết cao siêu, hay uy tín vốn được gắn với tước vị Giáo hoàng từ bao đời...

Sống chứng nhân hơn Thầy dạy - Suy niệm Tin Mừng thứ Hai tuần XXXII Thường niên A

SỐNG CHỨNG NHÂN HƠN THẦY DẠY
(Tt 1, 1-9; Lc 17, l-6)

Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 41 của Đức Thánh Cha Phaolô VI, có viết: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những nhân chứng”. Như vậy, chúng ta có quyền nghĩ rằng: nếu đời sống chứng nhân có tác dụng rất tốt trong việc loan báo Tin Mừng, thì ngược lại, không có gì nguy hại cho bằng đời sống phản chứng nơi người Kitô hữu.

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Hai tuần XXXII Thường niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

Mọi người con Chúa phải cẩn trọng giữ mình, biết biện phân trước mọi thông tin và hình ảnh tốt xấu, biết tránh nên cớ vấp phạm cho tha nhân, và đặc biệt làm cho gương sáng và cái tốt được nhân rộng để lấn át bớt sự dữ đang hoành hành.

9 thg 11, 2014

Lời nguyện Giáo dân lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Chúa nhật Lễ Cung Hiến Thánh đường Latêranô 09/11
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ Cung Hiến Đền Thờ thánh Gioan Latêranô hôm nay:

Lời nguyện Giáo dân Chúa nhật XXXII Thường Niên A

 LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Chúa nhật XXXII Thường Niên A
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ân cần nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị luôn cho việc Chúa đến lần thứ II. Với niềm cậy trông và phó thác, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

Gợi ý Suy niệm lễ Cung hiến Thánh Đường Latêranô

LỄ CUNG HIẾN THÁNH ÐƯỜNG LATÊRANÔ
Ngày 09/11

1. LỜI CHÚA: Ga 2,13-22

13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem.14 Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán."17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.

Trinh nữ khôn ngoan - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXXII Thường niên A

TRINH NỮ KHÔN NGOAN

(Suy niệm Tin mừng Chủ nhật XXXII Thường Niên năm A)

Đám cưới là một sinh hoạt bình thường của con người. Chúa đã dùng một sinh hoạt bình thường của xã hội để nói về Nước Trời cho mọi người dễ hiểu. Qua dụ ngôn này, Chúa sánh ví Nước Trời giống như một đám cưới. Chúa chính là chàng rể. Linh hồn là trinh nữ. Giờ Chúa đến là giờ ta từ giã đời này. Tiệc cưới là hạnh phúc Nước Trời. Bóng đêm là những thử thách ta gặp trên đường về Nước Trời. Chàng rể đến muộn nói lên tính cách bất ngờ của giờ chết. Qua dụ ngôn này, Chúa hé mở cho ta mấy chân lý về Nước Trời.

8 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy tuần XXXI Thường niên

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

Tất cả mọi người đều là những người thủ quỹ của Thiên Chúa! Mọi khả năng, sức khoẻ, thời giờ, địa vị…tất cả đều của Chúa trao ban, chúng ta hãy trở thành các người quản lý tốt, để đời sống chúng ta đem lại vinh quang.

7 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu tuần XXXI Thường niên A



SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

Tất cả mọi người đều là những người thủ quỹ của Thiên Chúa! Mọi khả năng, sức khoẻ, thời giờ, địa vị…tất cả đều của Chúa trao ban, chúng ta hãy trở thành các người quản lý tốt, để đời sống chúng ta đem lại vinh quang.


6 thg 11, 2014

Cơ may cuối cùng - Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần XXXI Thường niên A

07/11/2014 - THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN

Lc 16,1-8

CƠ MAY CUỐI CÙNG

“Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16,8)

Suy niệm: Một triết gia đã nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.” Người quản gia trong Tin Mừng có lẽ đã nhiều lần kinh nghiệm về điều này, nên khi dịp may đến, ông liền nắm bắt lấy cơ hội. Biết rằng mình không được làm quản gia nữa, ông đã lo liệu cho tương lai bằng việc dùng của cải, dùng sự cảm thông với các con nợ mà mua lấy phúc đức. Thật đúng là “cái khó ló cái khôn”. Đức Giê-su khen người quản gia, vì ông chợt tỉnh kịp lúc và có thái độ ứng xử khôn khéo khi biết lo cho tương lai. Ngài muốn con cái sự sáng cũng thế. Ơn thánh Chúa ban, phúc lộc Chúa tặng, không phải để Ki-tô hữu phí hoài, nhưng để họ tận dụng mà mua lấy Nước Trời, bằng những việc lành phúc đức, bằng cử chỉ cảm thông tha thứ. Vậy, nếu bạn đang là người quản gia ơn Chúa cách bất trung, thì hãy nắm lấy cơ hội may mắn hôm nay, như là cơ hội cuối cùng mà thay đổi.

Mời Bạn: Bạn có thể kể những ơn Chúa đang giao bạn quản lý. Bạn đang làm sinh lợi vốn liếng Chúa giao như là người quản lý trung tín chứ?  Nếu chưa, bạn có nhận ra đây là cơ may Chúa dành cho bạn sửa đổi không?

Chia sẻ: Vì sao cơ hội này như thể cơ hội cuối cùng Chúa dành cho bạn?

Sống Lời Chúa: Bạn dành thời giờ để kiểm tra con cái, xem chúng nay thế nào? sống đạo ra sao? Những người Chúa giao bạn coi sóc hưởng được gì nơi bạn, người quản lý của Thiên Chúa?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ Chúa đã dành cho con cơ hội làm lại cuộc đời. Xin cho chúng con tận dụng cơ hội này sống đẹp lòng Chúa. Ước gì ơn Chúa sinh lợi nơi mỗi chúng con.

(5 Phút Lời Chúa)

5 thg 11, 2014

Gợi ý Suy niệm Tin Mừng thứ Năm tuần XXXI Thường Niên A

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

bài Tin Mừng hôm nay đặc biệt nói lên tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, đi tìm, chữa lành và đón nhận tội nhân trở về. Nếu lúc này còn những ai đang lạc bước trong tội, chúng ta đừng tuyệt vọng, hãy tin tưởng vào Chúa và đưa tay cho Người dắt về. Cả triều thần thiên quốc và Hội Thánh vui mừng vì chúng ta bỏ đường lối xấu mà cải thiện đời sống.

  SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN A

Lời Chúa: Lc 15, 1-10

Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.
"Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: "Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất". Cũng vậy, tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".
 
Suy niệm
Chương 15 Tin Mừng Luca có lẽ là một trong những chương hay nhất của quyển Tin Mừng này vì nó chứa đựng 3 dụ ngôn rất cảm động về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ba dụ ngôn này đáp lại lời lẩm bẩm của nhóm Biệt phái và Luật sĩ: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng" và Chúa Giêsu muốn cho họ hiểu tại sao Ngài lại ngồi ăn uống với người tội lỗi?
Bài Tin Mừng hôm nay chỉ trích ra 2 dụ ngôn đầu. Hai dụ ngôn này làm nổi bật hình ảnh một Thiên Chúa đích thân đi tìm người tội lỗi.
Chúa Giêsu dùng một loạt ba dụ ngôn để nói lên tấm lòng của Thiên Chúa. Ngài không muốn ai bị hư mất, lạc loài nên lỡ có ai lâm vào tình trạng đó thì Ngài chủ động đi tìm:“Con người đến để tìm và cứu những gì hư mất” (Lc 19,10). Khi tìm được rồi thì Ngài lại vác lên vai, mở tiệc ăn mừng: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”.
            Trong bầu khí của Tháng 11, chúng ta lại càng thấy rõ hơn lòng thương xót của Chúa. Phải chăng thời gian thanh luyện dành cho các linh hồn cũng là một sự kiếm tìm của Thiên Chúa, một sự vớt vát tuyệt vời và một khẳng định Thiên Chúa không chịu đựng được sự mất mát của con người?
Chúng ta đang sống ở đâu? Thiên Chúa có phải mỏi mắt nhọc công tìm kiếm chúng ta hay không? Nếu ta đã đi lạc và đánh mất mình trong tội lỗi, hãy quay về! Hãy chạy đến với Chúa. Hãy để cho Chúa có được niềm vui vì sự trở lại của mình.
Lạy Chúa, tấm lòng Chúa bao la như trời bể. Chúa không chịu thua những tội lỗi và tính xấu của chúng con. Chúa lại nhẫn nại chờ đợi và tìm kiếm chúng con quay về. Xin cho chúng con đừng phụ tình thương của Chúa, biết mau mắn quay về sống trong tình Chúa yêu thương. Amen.