CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
I. ĐỌC TIN MỪNG: Ga 1,35-42
35 Hôm ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông.36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su.38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "39 Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su.41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô).42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).
II. GỢI Ý SUY NIỆM
GIỚI THIỆU CHÚA CHO NHAU
Mỗi ngày trong Thánh Lễ, linh mục nâng Mình Thánh lên và lặp lại lời của thánh Gioan Tiền Hô mà khởi đầu của bài Tin Mừng hôm nay nói tới: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian…”. Lời này gợi lại cho chúng ta hình ảnh con chiên chịu sát tế trong đêm vượt qua xưa , khi Chúa cứu Israel khỏi cảnh nô lệ Ai Cập và vượt qua Biển Đỏ; thịt chiên làm của ăn lễ vượt qua, máu chiên bôi lên khung cửa để thoát thần tru diệt hại dân. Hôm nay, Chúa Giêsu được ví như Con Chiên chịu sát tế để giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi, vượt qua biển trần gian từ cõi chết vào cõi sống. Đặc biệt, Thịt Máu Chúa Giêsu nên lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta và rửa sạch chúng ta hết mọi tội khiên.
Nhưng, dù ơn cứu độ có đó, Chiên Thiên Chúa đã chịu sát tế mà con người không được biết tới, hay không được ai loan báo hoặc con người từ chối đón nhận, thì ơn cứu độ không thể viên mãn. Chính vì thế mà Chúa mời gọi mọi người phải dẫn tha nhân đến với Chúa, như thánh Gioan Tiền Hô và các tông đồ đầu tiên đã giới thiệu Chúa Giêsu cho nhau, cũng như ý thức chính mình là một giai đoạn Chúa dùng để chuẩn bị hoặc rao giảng trong chương trình cứu độ của Chúa.
1. Mỗi người có một giai đoạn trong chương trình của Thiên Chúa.
Có lẽ hiếm tìm được ai như thánh Gioan Tiền Hô. Thay vì lôi kéo người khác theo mình, không dành giật đệ tử đã là may, thì ngài lại giới thiệu đệ tử của mình cho thầy khác là Chúa Giêsu.
Thánh Gioan làm thế, vì ngài ý thức về thời gian và sứ vụ của vị Tiền Hô, là chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến và khi Đấng Cứu Thế đến thì sứ vụ ngài đã hoàn thành.
Chúng ta cũng thế, mỗi người đều nhận một sứ vụ và một giai đoạn trong chương trình của Thiên Chúa. Thế nhưng, (cả đời lẫn đạo) không ít người tự lầm tưởng như chỉ có mình mới làm được điều này điều kia mà không ai có thể thay thế, rồi lo tạo cánh kéo bè củng cố chỗ đứng của mình. Đặc biệt khó chấp nhận và tìm cách níu kéo khi phải bàn giao. “Đấng” này khi phải thuyên chuyển để cho “vị” khác đến phục vụ thật khó biết bao, nhất là tìm cách áp đặt chủ trương và công trình của mình lên người tiếp nối.
Lời Chúa qua gương thánh Gioan Tiền Hô, mời gọi chúng ta hãy ý thức chỗ đứng của mình và biết mình là một giai đoạn trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
2. Ở với Chúa.
Một điểm nữa cần lưu tâm mà bài Tin Mừng dạy chúng ta là, khi chọn theo Chúa thì hãy đến ở lại với Chúa.
Ở với Chúa không chỉ là ở với người bằng một thân xác và một nơi chốn cụ thể, mà là mọi ý nghĩ và hành động đều luôn trong sự hiện diện của Chúa, trong sự kết hiệp mật thiết với Người.
Đang khi nhiều người khi đã chọn theo Chúa, thì thay vì đến ở với Chúa, thì lại vẫn tìm ở với “ai đó” hoặc ở với ông ‘thần tài” hay danh vọng. Mọi chuyện lo lắng việc đời và đam mê danh vọng đã lấn át sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời thì làm sao theo Chúa được.
“Hãy đến mà xem”: Việc biết Chúa không phải là chuyện bàng quang không thèm gia nhập đạo; theo đạo không phải là dửng dưng không quan tâm đến việc đạo đức, tham dự thánh lễ và cầu nguyện với Chúa; việc trở nên bạn hữu của Chúa không phải chỉ là chuyện nghe nói về Người… Nhưng cần sự gặp gỡ giữa ta với Chúa, không ai giữ đạo thay cho ta được, không ai tu thay cho chúng ta được, không ai đền tội hay lập công cho chúng ta được… Vì thế, cần một sự “đến mà xem” nghĩa là phải đến gặp gỡ Chúa qua các bí tích và đời sống đạo để được Người cứu độ.
3. Giới thiệu Chúa cho nhau.
Một ý tưởng nữa bao trọn bài Tin Mừng hôm nay đó là việc giới thiệu cho người chúng ta gặp gỡ đến với Chúa.
Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu cho môn đệ đến với Chúa. Đến lượt Anrê (học trò cũ của Gioan) đem anh mình là Phêrô đến giới thiệu với Chúa Giêsu.
Ý nghĩa của những sự giới thiệu này mang tính tiếp nối của ơn gọi trong Giáo Hội và sứ vụ truyền giáo của chúng ta.
Ơn gọi làm Kitô hữu hay ơn gọi tu trì, đôi khi được Chúa gọi cách trực tiếp qua sự thôi thúc trong lòng, nhưng có lúc cũng cần đến những người khôn ngoan, những người đã đi trước, cha xứ… hướng dẫn và giới thiệu chúng ta đền với đạo hay đến với đời tu.
Sứ vụ truyền giáo là một sự tiếp nối trường kỳ, khi chúng ta được phúc đón nhận Tin Mừng, thì đến lượt chúng ta cũang phải làm cho Tin Mừng đó được lan toả trên mọi người xung quanh chúng ta và hết những ai chúng ta gặp gỡ.
Có lẽ hiếm tìm được ai như thánh Gioan Tiền Hô. Thay vì lôi kéo người khác theo mình, không dành giật đệ tử đã là may, thì ngài lại giới thiệu đệ tử của mình cho thầy khác là Chúa Giêsu.
Thánh Gioan làm thế, vì ngài ý thức về thời gian và sứ vụ của vị Tiền Hô, là chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến và khi Đấng Cứu Thế đến thì sứ vụ ngài đã hoàn thành.
Chúng ta cũng thế, mỗi người đều nhận một sứ vụ và một giai đoạn trong chương trình của Thiên Chúa. Thế nhưng, (cả đời lẫn đạo) không ít người tự lầm tưởng như chỉ có mình mới làm được điều này điều kia mà không ai có thể thay thế, rồi lo tạo cánh kéo bè củng cố chỗ đứng của mình. Đặc biệt khó chấp nhận và tìm cách níu kéo khi phải bàn giao. “Đấng” này khi phải thuyên chuyển để cho “vị” khác đến phục vụ thật khó biết bao, nhất là tìm cách áp đặt chủ trương và công trình của mình lên người tiếp nối.
Lời Chúa qua gương thánh Gioan Tiền Hô, mời gọi chúng ta hãy ý thức chỗ đứng của mình và biết mình là một giai đoạn trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
2. Ở với Chúa.
Một điểm nữa cần lưu tâm mà bài Tin Mừng dạy chúng ta là, khi chọn theo Chúa thì hãy đến ở lại với Chúa.
Ở với Chúa không chỉ là ở với người bằng một thân xác và một nơi chốn cụ thể, mà là mọi ý nghĩ và hành động đều luôn trong sự hiện diện của Chúa, trong sự kết hiệp mật thiết với Người.
Đang khi nhiều người khi đã chọn theo Chúa, thì thay vì đến ở với Chúa, thì lại vẫn tìm ở với “ai đó” hoặc ở với ông ‘thần tài” hay danh vọng. Mọi chuyện lo lắng việc đời và đam mê danh vọng đã lấn át sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời thì làm sao theo Chúa được.
“Hãy đến mà xem”: Việc biết Chúa không phải là chuyện bàng quang không thèm gia nhập đạo; theo đạo không phải là dửng dưng không quan tâm đến việc đạo đức, tham dự thánh lễ và cầu nguyện với Chúa; việc trở nên bạn hữu của Chúa không phải chỉ là chuyện nghe nói về Người… Nhưng cần sự gặp gỡ giữa ta với Chúa, không ai giữ đạo thay cho ta được, không ai tu thay cho chúng ta được, không ai đền tội hay lập công cho chúng ta được… Vì thế, cần một sự “đến mà xem” nghĩa là phải đến gặp gỡ Chúa qua các bí tích và đời sống đạo để được Người cứu độ.
3. Giới thiệu Chúa cho nhau.
Một ý tưởng nữa bao trọn bài Tin Mừng hôm nay đó là việc giới thiệu cho người chúng ta gặp gỡ đến với Chúa.
Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu cho môn đệ đến với Chúa. Đến lượt Anrê (học trò cũ của Gioan) đem anh mình là Phêrô đến giới thiệu với Chúa Giêsu.
Ý nghĩa của những sự giới thiệu này mang tính tiếp nối của ơn gọi trong Giáo Hội và sứ vụ truyền giáo của chúng ta.
Ơn gọi làm Kitô hữu hay ơn gọi tu trì, đôi khi được Chúa gọi cách trực tiếp qua sự thôi thúc trong lòng, nhưng có lúc cũng cần đến những người khôn ngoan, những người đã đi trước, cha xứ… hướng dẫn và giới thiệu chúng ta đền với đạo hay đến với đời tu.
Sứ vụ truyền giáo là một sự tiếp nối trường kỳ, khi chúng ta được phúc đón nhận Tin Mừng, thì đến lượt chúng ta cũang phải làm cho Tin Mừng đó được lan toả trên mọi người xung quanh chúng ta và hết những ai chúng ta gặp gỡ.
Lạy Chúa Giê-su Ngôi Lời nhập thể,
xin tiếp tục nhập thể trong từng tâm tư, suy nghĩ hành động và cách cư xử của chúng con, để bằng lời nói cũng như bằng hành động chúng con cũng trở thành ánh sáng dẫn đưa mọi người đang lầm bước trở về với Chúa. Amen.
Hiền Lâm
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét