SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN
I. BÀI TIN MỪNG: Lc 14,1-6
1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.2 Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng.3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: "Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không? "4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về.5
Rồi Người nói với họ: "Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò
sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát? "6 Và họ không thể đáp lại những lời đó.
II. GỢI Ý SUY NIỆM
Giới răn
Sabat được giải thích từ việc tin rằng Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn
vật trong sáu ngày và ngày thứ bảy thì Người nghỉ ngơi. Chính vì vậy,
nguyên thủy người ta nghỉ ngày thứ bảy (Sabat) như là một sự bắt chước
Thiên Chúa, đồng thời dành một ngày cuối tuần để chỉ dành riêng cho việc
phụng sự Thiên Chúa. Thế nhưng, càng ngày, luật Sabat được các luật sĩ
giải thích chi tiết, cặn kẽ và dừng lại ở mặt chữ của luật: chỉ dừng lại
ở cái lý mà đánh mất cái tình, giữ luật vì luật chứ không còn vì yêu
mến Chúa và đánh mất đức ái mà luật nhắm tới.
Hạn từ
sabat có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Thần học sáng tạo II (St 2,1-3) muốn
chứng minh việc Thiên Chúa muốn phải thánh hóa một ngày trong tuần,
không hẳn để tụ họp cử hành phụng vụ cho bằng để mọi người được nghỉ
ngơi (xem them Xh 20,10). Bởi vì Thiên Chúa Chí Thánh không muốn một dân
thánh lại làm nhu cầu ăn uống hằng ngày hoặc chỉ lo lao động.
Như thế,
khi ban bố lề luật, Thiên Chúa muốn sự yêu mến và tự nguyện, nhưng dần
già, được giải thích quá tỉ mỉ đến cả những chi tiết nhỏ nhặt. Để rồi,
các tiến sĩ - kinh sư - biệt phái thì sinh ra vụ luật và dùng luật làm
thứ bình phong che chắn và làm lợi cho họ, còn dân chúng thì cảm thấy
nặng nề, để rồi thay vì yêu mến và tự nguyện, họ chỉ giữ vì buộc phải
giữ và luật trở thành gánh nặng đè trên vai họ.
Có câu
chuyện vui rằng: Ngày đó, trong một đám tang Do Thái, khi hạ huyệt,
người ta phát hiện người được đem chôn vẫn còn thở và kêu cứu, nhưng vị
Rabbi chủ sự lễ nghi an táng đã tuyên bố rằng: “Theo nghi thức thì người này đã được tuyên bố là chết vì thế cần phải được chôn cất, và được ghi vào sổ tử của Đền Thờ”. Thế rồi người ta đem chôn, dù nạn nhân kêu cứu…
Giống như
câu chuyện trên, Rabbi kia sẵn sàng đem chôn một người còn sống “vì…
luật”. Họ sẵn sàng ném đá chết một người lượm củi nấu ăn, hoặc không dám
đi đường cấm dù cấp bách liên quan đến sự sống cần cấp cứu. Họ coi việc
giữ những điều lặt vặt hoặc mạng một con vật hơn là mạng sống của một
con người, sẵn sàng kéo một con lừa lên khỏi giếng nhưng lại không chấp
nhận kéo một thân phận người ra khỏi đau khổ bệnh tật và Satan trói
buộc.
Trong
trường hợp của bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su có thể nói với người bị
bệnh phù thũng: Sao anh lại xin tôi làm một điều bị cấm trong ngày
sabat? Ngày mai anh trở lại đây để tôi chữa cho… Nhưng không, Chúa
Giê-su thấy đức ái cần vượt lên trên, vì Tin Mừng là để giải phóng, và
người ta được giải tỏa khi nhận ra rằng trong xã hội không có gì là
tuyệt đối, cho dù xã hội muốn áp dụng những luật lệ nào đó với nhãn hiệu
là bất khả xâm phạm. Luật sabat đúng là một trong những luật căn bản
của Sách Thánh, nhưng không khỏi có những trường hợp luật ép buộc thay
vì giải tỏa. Cũng thế, ngay trong Giáo Hội, những luật lệ được coi là
linh thiêng nhưng một lúc nào đó lại trở thành chướng ngại vật cho Tin
Mừng, và nếu đúng như vậy, thì dưới ánh sáng của Thánh Thần, lương tâm
Ki-tô giáo phải tìm ra một giải pháp cho thời điểm ấy. Dám làm như thế
mới thực sự là người tự do làm con cái Thiên Chúa (x. 1Cr 3,21-23; 8,4;
Cl 2,20-23).
Lạy
Chúa Giêsu, mọi điều luật chỉ có giá trị cứu độ khi được tuân giữ với
lòng yêu mến Chúa và tha nhân, xin cho chúng con luôn biết đến với Chúa
với tâm tình cảm mến tri ân và đến với anh chị em với tấm lòng yêu
thương. Đó mới là tinh thần của điều răn mới mà Chúa muốn nơi mọi người
chúng con. Amen.
Hiền Lâm
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét