GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN A
Bài Tin
Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có thái độ đúng đắn khi sử
dụng của cải. Vì của cải có thể là nguyên nhân của sự tham lam ích kỷ và
đổ vỡ. Đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn ta đến sự sống hoặc hư đi đời
đời.
1. Tham lam của cải là nguyên nhân của sự đổ vỡ.
Mở đầu bài
Tin Mừng là việc có một người đến xin Chúa Giêsu xử kiện phân chia gia
tài. Điều này có nghĩa là do tham lam của cải, vì ích kỷ muốn phần hơn
mà anh em ruột đã kiện cáo nhau.
Thế nhưng,
dù được người ta xem như là một Rabbi có uy tín đến nhờ phân xử (x. Xh
2,14), nhưng Chúa Giêsu khẳng định sứ vụ của Người không phải là một vị
vua hay quan toà kiểu trần thế. Người đến để rao giảng Tin Mừng Nước
Trời và đưa họ vào vương quốc của tình yêu thương, chứ không phải chuyện
tranh dành của cải vật chất. Người là vua tình yêu và xét xử lương tâm
mọi người. Đặc biệt sẽ là Thẩm Phán xét xử nhân loại trong ngày họ đến
toà phán xét để được sống hay hư đi đời đời, tuỳ thuộc vào việc họ biết
chia sẻ trao ban hay là tham lam giữ lại của cải vật chất khi còn sống.
Chúa Giêsu
đã nhân cơ hội người kia xin xử kiện để căn dặn mọi người: “ Hãy coi
chừng và giữ mình khỏi mọi thứ tham lam”. Vì khi tham lam người ta dễ
đánh mất lương tri; đồng tiền làm mờ đôi mắt và che khuất lương tâm;
giàu rồi thì muốn giàu thêm, lòng tham vô đáy… để rồi dẫn đến loại trừ
nhau.
Sự việc anh
em và thậm chí cha mẹ con cái kiện cáo nhau, đôi khi còn giết nhau xảy
ra rất nhiều nơi trên thế giới và cả trên đất nước chúng ta, âu cũng vì
tranh chấp một miếng đất thửa vườn, hay vài gian nhà, hoặc chút của hồi
môn mà người ta không ngại chà đạp lên cả những truyền thống và tình
thân thiêng liêng nhất của con người.
Lời Chúa
Giêsu hôm nay đang cảnh tỉnh chúng ta: “ Hãy coi chừng, phải giữ mình
khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải được dư giả, thì mạng sống nhờ của
cải mà được bảo đảm đâu.”
2. Giàu của cải không đảm bảo cho sự sống đời đời.
Dụ ngôn
Chúa Giêsu kể về một người giàu có an thân thoả mãn trên đống của cải
lẫm này kho nọ, rồi tự cho phép linh hồn mình được “nghỉ ngơi”, nhưng
nếu Chúa gọi bất thình lình, thì ‘tay trắng hư không’ ra đi vào cõi diệt
vong.
Thật vậy:
Khi chúng ta đi về nơi an nghỉ
Những gì thu góp chẳng còn chi
Sẽ mất hết những gì ta xài phí
Chỉ còn lại những gì đã cho đi.
Ham mê của
cải như ông phú hộ trong dụ ngôn là chỉ lo làm giàu trước mặt người đời,
lo tích trữ của cải đời này mà không lo cho phần rỗi đời sau. Của cải
vật chất tự nó không xấu, siêng năng làm việc để có của cải luôn là điều
tốt. Thế nhưng, chúng ta không được phép dừng lại ở đó để hưởng thụ và
an thân bám víu vào nó, mà phải biết chia sẻ với những người kém may
mắn hơn mình.
Những gì ta
xài phí, những gì ta lo tích trữ và bo bo giữ không chia sẻ rồi sẽ dừng
lại khi ta xuống mồ, chỉ còn lại những gì ta đã cho đi theo chúng ta
đến trước mặt Đấng Thẩm Phán Chí Công, như lời Chúa Giêsu kết luận: “Kẻ
nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên
Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho
chúng con đang khi hưởng dùng những của cải đời này do Chúa ban, thì
cũng biết sử dụng sao cho hợp ý Chúa và sinh lợi của cải thiêng liêng
đời sau trong kho lẫm nước Chúa. Amen.
Hiền Lâm
http://danvienphuocly.com
http://danvienphuocly.com
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét